Lịch sử nghiên cứu Logos

Heraclitus

Thực tế, logos là thuật ngữ đã có trước Heraclitus. Tuy nhiên, khi nhắc đến logos, chúng ta không thể không nhắc đến Heraclitus. Bởi chính Heraclitus là người sử dụng logos như một thuật ngữ triết học thực sự. Khi nghiên cứu sự nghiệp của ông, chúng ta không thể quên logos.

Logos của Heraclitus là một thuật ngữ đa nghĩa. Có ít nhất 7 cách giải thích thuật ngữ này[1] ː

Đối với Heraclitus, logos có mối liên hệ với lửa. Nếu lửa là một hiện tượng thì logos là bản chất của hiện tượng đó. Nếu thế giới là một ngọn lửa vĩnh hằng thì logos là quy luật của tồn tại, là thứ tạo ra sự hài hòa của thế giới. Từ đó, nhận thức thế giới là nhận thức về logos. Chính vì vậy, logos của Heraclitus trở thành một cái khách quan.

Tuy nhiên, logos không chỉ có tính chất khách quan mà còn có tính chất chủ quan. Tính chất đó được thể hiện bằng ngôn ngữ, bằng trật tự của tư duy. Từ đó, Heraclitus lại lập luận rằng, con ngườithông thái hay không còn tùy thuộc vào việc mức độ phản ảnh của logos chủ quan như thế nào. Đơn giản đó là dùng từ ngữ để diễn tả thế giới là cách để biểu đạt sự thông thái. Heraclitus viếtː[2]

Tư duy lả một phẩm chất vĩ đại, sự sáng suốt là ở chỗ nói ra chân lý (tức logos) là hành động phù hợp với giới tự nhiên nhờ lắng nghe nó

Với ý nghĩa như thế, nhà triết học người Hy Lạp đã góp công không nhỏ cho sự phát triển của phép biện chứng.

Christ Ngôi Lời

Khái niệm về Ngôi Lời trong Thiên Chúa Giáo lấy từ Chương 1 trong Phúc Âm Giăng: "

Ngôi Lời Trở Nên Xác Thịt

1 Ban đầu Ngôi Lời đã hiện hữu, Ngôi Lời đã hiện hữu với Ðức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Ðức Chúa Trời. 2 Ngài đã hiện hữu với Ðức Chúa Trời từ ban đầu. 3 Mọi vật do Ngài tạo nên; chẳng vật chi đã được tạo nên mà không bởi Ngài. 4 Trong Ngài sự sống đã hiện hữu, và sự sống là ánh sáng của nhân loại. 5 Ánh sáng chiếu vào bóng tối, và bóng tối chẳng áp đảo được ánh sáng. "

Sứ đồ Giăng đã nhận dạng Ngôi Lời Chính là Chúa Giê Su: "..14 Ngôi Lời đã trở nên xác thịt và ngự giữa chúng ta. Chúng tôi đã chiêm ngưỡng vinh quang Ngài, vinh quang của Con Một đến từ Ðức Chúa Cha, tràn đầy ân sủng và chân lý. 15 Giăng đã làm chứng về Ngài và kêu lên rằng, “Ðây là Ðấng tôi đã nói, ‘Ðấng đến sau tôi cao trọng hơn tôi, vì Ngài hiện hữu trước tôi. "[3]

Ngôi Lời là ngôi hai trong Thiên Chúa Ba ngôi: Đức Chúa Trời, Chúa Giê Su và Đức Thánh Linh, cả ba đều dự phần vào công việc Sáng Tạo, Mặc Khải và Cứu Chuộc. Tín lý Ba Ngôi là một tín lý quan trọng của Thiên Chúa Giáo (Chính thống giáo, Công giáo và Tin Lành)[4]